KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC, NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
1. Kiến thức cơ bản về tài nguyên nước
1.1. Vai trò của nước trong cuộc sống
Nước là thành tố cơ bản của sự sống. Nước đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành, tồn tại và phát triển của mọi loài sinh vật. Tất cả các sự sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nước và vòng tuần hoàn nước.
Về cấu tạo, nước là một hợp chất hóa học của oxy và hidro, có công thức hóa học là H2O. Nước tinh khiết không màu, không mùi và không vị.
1.2. Giới thiệu chung về môi trường nước tại Việt Nam
Việt Nam là quốc gia ven biển, có bờ biển dài 3.260 km, có hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước. Theo thống kê, Việt Nam có tới 2.360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt. Vào mùa lũ nước sông ngòi dâng cao và chảy mạnh. Mùa lũ trên các lưu vực sông ở Bắc Bộ kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10; ở Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh): từ tháng 7 đến tháng 11; Trung và Nam Trung Bộ (từ Quảng Bình đến Ninh Thuận): từ tháng 9 đến tháng 12; Bình Thuận, Nam Bộ và Tây Nguyên: từ tháng 6 đến tháng 11.
1.3. Giới thiệu một số khái niệm
Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta thường xuyên tiếp xúc với những môi trường nước khác nhau như tại sông, hồ, bể bơi, giếng, mương nước… Bất kỳ môi trường nước nào cũng tiềm ẩn những nguy hiểm riêng, chúng ta cần đặc biệt chú ý những nơi sau đây:
Sông là dòng nước lưu lượng lớn thường xuyên chảy, có nguồn cung chủ yếu là từ hồ nước, từ các con suối hay từ các con sông nhỏ hơn, nơi có độ cao hơn.
Hồ là một vùng nước được bao quanh bởi đất liền, thông thường là một đoạn sông khi bị ngăn bởi các biến đổi địa chất tạo nên đa phần là hồ nước ngọt.
1.3.2. Biển
1.3.3. Hồ bơi
Bể bơi hay hồ bơi là một loại công trình xây dựng hoặc một dụng cụ dùng để chứa nước ở dạng tĩnh nhằm phục vụ cho việc bơi lội. Có loại bể bơi trong nhà và ngoài trời.
Lũ thường xuất hiện đi kèm với mưa, bão; khi đó mực nước và tốc độ dòng chảy trên sông, suối vượt quá mức bình thường, nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó giảm dần.
Lụt là hiện tượng xảy ra khi nước lũ dâng cao tràn qua bờ sông, suối vào các vùng trũng làm ngập nhà cửa, cây cối, ruộng đồng.
1.4. Nhận biết một số vùng nước nguy hiểm
– Nước ao tù bẩn
- Nước sâu
– Vùng nước xoáy
– Nước lũ
– Vùng biển có sóng mạnh
2. Nguyên tắc đảm bảo an toàn trong môi trường nước
Nước có mặt ở khắp mọi nơi, nước ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống. Đối với trẻ em, nước còn là nơi vui chơi. Mặc dù vậy, nước là một môi trường tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, hiện tượng đuối nước có thể xảy ra bất cứ nơi đâu trong một khoảnh khắc lơ là, sơ xuất. Chính bởi vậy cần nắm vững những nguyên tắc đảm bảo an toàn để phòng tránh đuối nước. Cụ thể như sau:
– Không xuống dưới nước nếu không biết bơi (không thể tự bơi lội xa ít nhất 25 m).
– Cẩn thận đề phòng khi vui chơi tại khu vực gần ao hồ, sông, đập nước.
– Cải tạo môi trường loại bỏ nguy cơ gây đuối nước cho trẻ em tại cộng đồng, gia đình, trường học.
– Chấp hành các quy định khi tham gia giao thông đường thủy, khi đi tàu thuyền, khi mùa mưa lũ.
– Học bơi theo trường lớp có người quản lý hoặc do người lớn hướng dẫn.
– Không bao giờ nên bơi lội đơn độc một mình nơi vắng vẻ.
– Trẻ em không bơi lội khi không có người giám sát theo dõi.
– Không nên bơi lội trong vùng nước dơ hay bùn lầy.
– Nên ra khỏi vùng nước càng sớm càng tốt khi cơ thể bắt đầu cảm thấy mệt mỏi.
3. Một số kỹ năng năng an toàn khi tắm, bơi lội ở sông hồ, bể bơi công cộng, biển
3.1. Nguyên tắc khi bơi
– Chọn chỗ nước nông.
– Xuống nước cùng người biết bơi.
– Mặc áo phao hoặc mang theo phao bơi.
– Bơi tại khu vực được phép bơi (có biển cấm bơi không hoặc có thể hỏi những người xung quanh xem vùng nước có được phép bơi lội không).
– Có người cứu hộ giám sát trên bờ.
3.2. Một số kỹ năng cần lưu ý
- Kiểm tra độ sâu trước khi xuống nước.
- Phải khởi động kỹ trước khi xuống nước.
- Không bơi ngay khi vừa ăn (bởi như vậy rất hại dạ dày).
- Không bơi khi quá nóng hoặc mệt (vì môi trường nước có thể làm thân nhiệt hạ xuống đột ngột hoặc khiến mất sức).
- Không bơi lội trong vùng nước dơ bẩn hoặc bùn lầy (vì không nhìn thấy đáy nước, có thể bị mắc bệnh ngoài da, mắt, dị ứng. Không nên bơi lội ở sông có nước chảy quá nhanh, dù việc bơi lội xuôi dòng có thể dễ dàng hơn).
- Không vừa ăn vừa bơi (để tránh bị sặc nước).
- Không bơi ngay khi người có nhiều mồ hôi hoặc vừa đi ngoài nắng về (bởi làm như vậy sẽ khiến dễ bị cảm).
- Lên bờ ngay khi trời tối, có sấm chớp và mưa.
* Một số lưu ý:
- Tuân thủ nghiêm ngặt nội quy của hồ bơi, bãi biển.
- Mặc quần, áo bơi thích hợp.
- Khi gặp nguy hiểm dưới nước: Giữ bình tĩnh, duy trì nổi ngửa, vẫy tay hình nắm đấm và kêu cứu.
- Không được nhảy – lặn ở những vùng nước cạn hoặc vùng nước không nhìn thấy đáy.
- Đi bơi ở biển, nếu gặp vùng nước xoáy:
+ Không chống chọi với dòng nước xoáy (Không bơi ngược dòng).
+ Bơi khỏi vùng xoáy (Bơi song song với bờ biển), sau đó bơi vào bờ.
+ Nếu không thoát ra được, hãy nổi ngửa hoặc bơi đứng tại chỗ để giữ sức.
+ Gọi hoặc giơ tay lên để kêu cứu
Khi bơi ở biển: Chỉ bơi ở khu vực được giới hạn bởi 2 cây cờ có màu đỏ – vàng và có nhân viên cứu hộ trực.
BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ PHÒNG TRÁNH ĐUỐI NƯỚC CHO TRẺ EM TẠI GIA ĐÌNH, CỘNG ĐỒNG
1. Các nguy cơ gây đuối nước tại gia đình và cộng đồng
Theo thống kê của Bộ Lao động, thương binh và xã hội, hơn 76,6% trẻ em bị đuối nước ngay tại cộng đồng. Trong đó, có tới 22% trẻ em bị đuối nước ngay trong môi trường cạnh nhà, thậm chí các em bị đuối nước ngay trong nhà tắm do sự bất cẩn của ông bà, bố mẹ.Đối với phần lớn trẻ em, nước có nghĩa là thú vui, trò chơi và mạo hiểm – trong bể bơi, trong ao hồ hoặc ngay trên đường sau một trận mưa bão. Mặc dù vậy, nước có thể là nguy hiểm. Một đứa trẻ có thể bị đuối nước trong một cái xô chứa một vài xen-ti-mét nước dưới đáy, trong bồn tắm, hoặc đơn giản như các dụng cụ chứa nước trong gia đình như chum, vại lớn cũng có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
Các nguy cơ gây đuối nước tại cộng đồng có thể kể đến như:
– Ao, hố nước nơi công cộng không được rào chắn.
– Giếng nước, bể nước hoặc các đồ dùng chứa nước khác không có nắp đậy an toàn.
– Không có biển cảnh báo tại nơi nước sâu nguy hiểm tại sông, hồ, biển, hồ xả nước thủy điện, đập nước.
– Xung quanh ao, hồ chưa được rào chắn.
– Hố chứa nước, hố vôi không cảnh báo hoặc rào chắn, lấp bỏ sau khi sử dụng
– Cống thoát nước ở nơi công cộng không có nắp đậy.
– Khu vực nhà tắm, đặc biệt là nhà tắm có thiết kế bồn tắm nằm và khu vệ sinh không có cửa đóng an toàn.
2. Biện pháp bảo đảm an toàn và phòng chống đuối nước trẻ em tại gia đình và cộng đồng
– Giáo dục trẻ nhận biết các hiện tượng mưa bão, lũ lụt, sạt lở đất, từ đó giúp trẻ bình tĩnh, không sợ hãi trước các hiện tượng đó. Hình thành ở trẻ kỹ năng thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết để chủ động phòng tránh mưa, bão, lũ, lụt.
– Hình thành ở trẻ kỹ năng tự bảo vệ mình khi có mưa bão; Biết tìm nơi trú ẩn an toàn khi trời mưa bão (không trú mưa bão dưới gốc cây to, hoặc trong lều, quán trơ trọi); Mặc ấm khi trời mưa, giá lạnh; không đi học, đi chơi một mình gần sông suối, khe núi… để phòng đuối nước. Mặc áo phao khi đi trên thuyền, tập bơi …
– Giáo dục trẻ nhận biết đồ vật và nơi nguy hiểm: Nhận biết ký hiệu nơi nguy hiểm, không tự mình đến gần nơi chứa nước có nguy có xảy ra đuối nước: giếng nước, ao, hồ; không bơi lội, chơi đùa hợc mò cua bắt ốc ở nơi có cảnh báo nguy hiểm.
– Cải tạo môi trường loại bỏ nguy cơ gây đuối nước cho trẻ em:
+ Làm các nắp đậy an toàn, có khoá các dụng cụ chứa đựng nước trong gia đình: như giếng, bể, lu chứa.
+ Làm cửa chắn, hàng rào, cổng ngăn cách khu vực trẻ chơi với những nơi có nguy cơ gây đuối nước.
+ Xung quanh ao, hồ, hố chứa nước, hố vôi, cống thoát nước trong khu vực nhà ở phải có hàng rào chắc chắn đảm bảo an toàn cho trẻ em hoặc phải lấp hố nước ngay sau khi sử dụng;
+ Khu vực nhà tắm, đặc biệt là nhà tắm có thiết kế bồn tắm nằm và khu vệ sinh luôn được đóng cửa an toàn sau khi sử dụng;
+ Cắm biển cảnh báo những nơi nước sâu, nguy hiểm, làm cầu qua sông cho trẻ em đi học.